Nghệ thuật múa rối dân gian là một di sản văn hóa phi vật thể, lưu giữ và truyền lại các kĩ năng sáng tạo, văn hóa cộng đồng và tri thức dân gian và hội tụ nhiều giá trị tốt đẹp. Múa rối là nghệ thuật tạo hình không gian, biểu cảm thông qua cử chỉ, hành động con rối do nghệ nhân điều khiển. Múa rối được chia thành hai loại là múa rối cạn và rối nước. Trong đó, múa rối nước dân gian chủ yếu phát triển trong không gian liên kết ngành nghề truyền thống ở các làng xã nông nghiệp đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, nước ta là quốc gia duy nhất có múa rối nước - một sáng tạo đặc biệt của người Việt, Múa rối cạn thì phong phú hơn do có tiếp thu, lĩnh hội thêm tinh hoa của thế giới để làm giàu kỹ thuật điều khiển, sinh động và linh hoạt hơn khi biểu diễn (không cần thủy đình). Vì thế, rối cạn thích hợp để ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động khoa giáo trong trường học hay cộng đồng. Trên sân khấu, múa rối cạn không giới hạn về nội dung, tất cả nhân vật đều có thể nhân cách hóa khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho người xem. |
Tác giả bài viết: Thắng Trân
Ý kiến bạn đọc