Những ngày cuối tháng 3 vừa qua, khi clip “Nữ sinh túm tóc, dùng nón bảo hiểm, dùng chân đập liên tiếp lên đầu bạn” tại huyện Đồng Phú và clip “Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng” tại thị xã Phước Long chưa kịp hạ nhiệt thì đầu tháng 4-2023 cộng đồng mạng lại xôn xao với clip “Nữ sinh bắt bạn quỳ, tát 7 cái vào mặt” tại tỉnh Quảng Bình. Và chỉ mấy hôm sau lại là thông tin rất buồn về nữ sinh lớp 10 ở tỉnh Nghệ An tự tử nghi do bạo lực học đường...
Những vụ việc nêu trên cho thấy, nếu như trước đây, bạo lực tuổi học trò chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần thì nay biến tướng muôn hình vạn trạng với nhiều hành động nhuốm màu bạo lực. Có những hành vi bạo lực học đường mà chúng ta dễ nhận diện, ai nhìn vào cũng thấy không thể chấp nhận được. Nhưng có những hành vi thầm lặng hơn mà nhiều khi nhà trường hay phụ huynh không để ý hoặc xem nhẹ, trong khi mức độ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh lại rất nặng nề.
Cần sự chung tay của toàn xã hội
Là chuyên gia giáo dục kỹ năng sống tại các trường học, thầy Viên Ngọc Sang, Trưởng ban Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam cho biết, thường thì sau khi các clip bạo lực học đường phát tán, lãnh đạo nhà trường và thầy cô giáo, phụ huynh mới phát hiện, xử lý hậu quả. Và biện pháp quen thuộc là đưa ra mức phạt với học sinh, giảng hòa các bên liên quan và tổ chức tuyên truyền. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết phần ngọn mà chưa đi sâu vào gốc rễ vấn đề để xem xét, đề ra giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực học đường.
Bạo lực học đường có thể đến từ những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ”, nhưng nguyên nhân gốc rễ là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, sự lơ là, giáo dục thiếu hoàn chỉnh của gia đình và nhà trường. Tất cả tạo môi trường nuôi dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thầy VIÊN NGỌC SANG, Trưởng ban Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam |
Các em học sinh, đặc biệt là học sinh THCS, THPT đang trong giai đoạn phát triển tâm lý, thể chất nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng, những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích và ngoài tầm kiểm soát.
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, mỗi gia đình cần quan tâm giáo dục con trẻ những bài học về cách đối nhân, xử thế từ khi còn nhỏ. Các bậc phụ huynh cố gắng sâu sát hơn quá trình học tập và những thay đổi về tâm tính của con, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường, thầy cô giáo để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh khi cần thiết.
Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Xếp Hạng TP Hồ Chí Minh | Xếp Hạng Thẩm Mỹ Tốt Nhất | Review Cơ sở Thẩm Mỹ Làm Đẹp | Kiến thức gỗ óc chó | Vật Tư Minh Anh | Xếp hạng doanh nghiệp thẩm mỹ | Sài Gòn Review