Hoạt động Đội trên địa bàn dân cư: những vấn đề cần được quan tâm

Thứ tư - 16/04/2014 14:22 5.861 0
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã khẳng định: hoạt động và vui chơi là quyền của trẻ em. Hoạt động và vui chơi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Thông qua hoạt động vui chơi, các em được mở rộng kiến thức, khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu những tiến bộ của nhân loại, những chuẩn mực đạo đức của xã hội và học cách làm người. Chính thông qua hoạt động này tạo nên những thay đổi về chất trong tâm lý trẻ, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện. Hoạt động và vui chơi của các em, không chỉ bó hẹp trong thời gian ngoài giờ học văn hóa tại nhà trường, mà thời gian tại địa bàn dân cư chiếm vị trí không nhỏ.
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã khẳng định: hoạt động và vui chơi là quyền của trẻ em. Hoạt động và vui chơi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Thông qua hoạt động vui chơi, các em được mở rộng kiến thức, khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu những tiến bộ của nhân loại, những chuẩn mực đạo đức của xã hội và học cách làm người. Chính thông qua hoạt động này tạo nên những thay đổi về chất trong tâm lý trẻ, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện. Hoạt động và vui chơi của các em, không chỉ bó hẹp trong thời gian ngoài giờ học văn hóa tại nhà trường, mà thời gian tại địa bàn dân cư chiếm vị trí không nhỏ.
 
Bóng đá hè - sân chơi bổ ích cho thiếu nhi trong các dịp hè
 
Qua thực tế hoạt động cho thấy, trẻ em hiện nay rất thiếu thời gian vui chơi - nhất là vui chơi có tổ chức. Chính vì thế, đòi hỏi những nhà quản lý, nhà giáo dục thiếu nhi trên địa bàn dân cư phải quan tâm tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em và xem đó là phương thức chủ yếu để hình thành hoạt động giáo dục thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Nội dung trọng tâm là lấy vui chơi làm nền tảng mà mấu chốt là hình thành sự giao lưu giữa các lứa tuổi. Đây là đặc điểm có tính đặc thù khác với hoạt động trong nhà trường (tập hợp các em theo lớp học - bao gồm các em cùng một độ tuổi). Giao lưu trẻ em giữa các lứa tuổi là một nhu cầu của trẻ để được tự khẳng định mình. Khi vui chơi với trẻ khác tuổi, với trẻ lớn hơn, các em sẽ được tập dượt các vai trò thừa hành và với trẻ nhỏ hơn, các em sẽ được tập dượt các vai trò điều khiển. Thông qua đó, trẻ dần dần phân định được giữa trật tự với hỗn loạn và những kỷ cương thiết chế của xã hội được thể hiện dưới dạng qui tắc luật lệ chơi. Do đó để tổ chức tốt các hoạt động vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư thì các tổ chức Đoàn - Hội - Đội cũng nên quan tâm đến một số nội dung:

Thứ nhất, vai trò của người phụ trách thiếu nhi trong cuộc chơi của tổ chức thiếu nhi trên địa bàn dân cư là không thể thiếu. Bởi người phụ trách thiếu nhi là sự kết nối giữa trẻ với xã hội; là người khởi đầu, định hướng và cầm nhịp của cuộc chơi; và cũng phải tham gia vào cuộc chơi với trẻ như một thành viên. Vì vậy, người phụ trách thiếu nhi phải là người có tinh thần tự nguyện, nhiệt tình, yêu trẻ, có năng khiếu và được đào tạo về nghiệp vụ cán bộ phụ trách thiếu nhi. Một thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi tại địa bàn dân cư ở nhiều nơi còn chưa tương xứng với vai trò là người “thủ lĩnh” trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ em. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đội trên địa bàn dân cư đủ sức thực hiện nhiệm vụ được phân công là hết sức cần thiết.

Thứ hai, vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động vui chơi phải được coi là yếu tố rất quan trọng. Hiện nay, điều kiện về cơ sở vật chất, như trụ sở (điểm vui chơi cấp xã, thôn, xóm) còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; thậm chí ở nhiều cơ sở không có tụ điểm vui chơi cho trẻ em. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư, quan tâm tạo điều kiện và ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp, trong đó vai trò phụ trách của Đoàn thanh niên và tổ chức Đội thiếu niên tiền phong là rất quan trọng.

Thứ ba, về mô hình tổ chức. Những năm gần đây, việc xây dựng và tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi theo mô hình các liên đội, chi đội trên địa bàn dân cư là một định hướng đúng đắn trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã ban hành nhiều chủ trương về “Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn dân cư ”, cũng như chỉ đạo hoạt động thông qua mô hình tổ chức theo nội dung hoạt động cụ thể, chi đội được xây dựng theo đơn vị thôn, xóm... đã và đang tạo được sự ảnh hưởng tích cực đối với trẻ em nói riêng, với xã hội nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương và một số tổ chức Đoàn nhận thức chưa đầy đủ về công tác Đội TNTP trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, coi hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư chỉ là học kỳ thứ 3 nối tiếp 2 học kỳ ở nhà trường, nên thông thường đến đầu hè lại “bàn giao các em về địa phương quản lý”, dẫn tới địa bàn dân cư chỉ quan tâm tổ chức hoạt động cho thiếu nhi trong những tháng hè còn những tháng học tập trong trường coi đó là trách nhiệm của nhà trường, của tổ chức Đội trong nhà trường.

Cần xác định rõ rằng, hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư không chỉ diễn ra trong các tháng hè, mà là xuyên suốt toàn bộ quá trình học tập của các em. Nếu chỉ duy trì một liên đội rồi “đưa vào” hay “bàn giao” thời gian học ở nhà trường cho nhà trường và “bàn giao” hay “đón về” trong hè cho địa bàn dân cư, đối với hoạt động của thiếu nhi đều không đủ nếu không muốn nói là không đúng. Hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là một chu trình khép kín, liên tục trong công tác thiếu nhi. Điều đó đặt ra cho công tác thiếu nhi là không chỉ làm tốt công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường mà còn luôn coi trọng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn dân cư, Đội hoạt động có hiệu quả không những do phụ trách thiếu nhi hiểu tâm lý các em, có kỹ năng nghiệp vụ, hướng dẫn các em hoạt động thiết thực... mà vấn đề còn ở chỗ phương châm, nội dung, phương thức hoạt động của Đội. Nếu hoạt động của Đội trong nhà trường được tổ chức rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên ở cả 3 hạng phù hợp với lứa tuổi và thực hiện các chương trình công tác Đội thì việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư cần thiết phải đưa vào phong trào thiếu nhi một cách có hệ thống theo phương châm: Phát triển quan hệ tình bạn làng, xóm, thôn trong thiếu nhi, sao cho đội viên, thiếu nhi sinh hoạt Đội cảm thấy thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Làm cho các em có thái độ xã hội đối với các vấn đề xã hội như: Chăm sóc người già, em nhỏ, người tàn tật, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia bảo vệ môi trường... Thông qua hoạt động thiếu nhi, hướng cho các em biết phối hợp, đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt công việc được giao, đem lại niềm vui cho các em và xã hội. Giúp nhau trau dồi kiến thức, biết quý trọng tri thức và các giá trị văn hóa truyền thống…

Có tổ chức Đội ở nhà trường và địa bàn dân cư phù hợp, được hoạt động trên nguyên tắc dân chủ, tự quản, song điều cần quan tâm, sự cần thiết và quan trọng là sự phối hợp trong công tác chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giữa hoạt động thiếu nhi trong nhà trường và  trên địa bàn dân cư, làm sao cho các em cảm thấy hứng thú, bổ ích khi tham gia hoạt động trong tổ chức của mình, tránh sự chồng chéo, quá tải đối với các em.

Trên cơ sở những vấn đề trên, thiết nghĩ các tổ chức Đoàn - Hội - Đội cũng cần nghiên cứu tình hình thực tế ở địa phương và có phương pháp tổ chức phù hợp trong các hoạt động và đặc biệt là phải làm sao để hoạt động Đội trong nhà trường và trên địa bàn dân cư có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ qua đó giúp cho các em thiếu nhi sẽ có được nhiều sân chơi thực sự vui, khỏe và bổ ích.

Tác giả bài viết: Quế Anh (Huyện Đoàn Lộc Ninh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

XÂY DUNG HINH MAU THANH NIEN
Khảo sát người dùng

Website này theo bạn đã tốt hay chưa?

Thanh niên Việt Nam tiến bước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xứng danh Đoàn thanh niên Bình Phước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xem thêm tại đây 
Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay17,760
  • Tháng hiện tại260,866
  • Tổng lượt truy cập25,608,915
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây