1. Đi lên chủ nghĩa xã hội - sự lựa chọn phù hợp với khát vọng của nhân dân, yêu cầu giải phóng dân tộc của Việt Nam và quy luật, xu thế khách quan của lịch sử
1.1. Đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng khát vọng của Nhân dân và yêu cầu giải phóng dân tộc của Việt Nam
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi ra đời cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, Nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là đáp ứng khát vọng của Nhân dân và yêu cầu giải phóng dân tộc. Trong Cương lĩnh đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03-02-1930) Đảng ta đã chủ trương: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[1].
Thực tiễn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cho thấy, phong trào Cần Vương - đại diện cho giai cấp phong kiến; phong trào Đông Du - đại diện cho nho sỹ, trí thức; phong trào của Đội Cấn - đại diện cho binh sỹ; phong trào của Hoàng Hoa Thám - đại diện cho nông dân Việt Nam; phong trào của Nguyễn Thái Học - đại diện cho tầng lớp doanh nhân, tư sản dân tộc đều thất bại. Chỉ đến Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin mới lãnh đạo Nhân dân giải phóng được dân tộc khỏi ách nô dịch, áp bức ngoại xâm đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó chứng tỏ chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc.
1.2. Đi lên chủ nghĩa xã hội - sự lựa chọn phù hợp với quy luật và xu thế khách quan của lịch sử
Thời đại ngày nay đang có nhiều biến động sâu sắc, song vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của Nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[2]. Do vậy, sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử và phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử.
Lịch sử đã cho chúng ta thấy, chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng tồn tại đến giữa thế kỷ XIX ở châu Mỹ La tinh nhưng rồi cũng bị thay thế. Chế độ phong kiến cũng tồn tại hơn nghìn năm nhưng rồi cũng bị thay thế bởi chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hơn 300 năm thì chưa phải là nhiều so với lịch sử của nhân loại. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có những thay đổi so với chính chủ nghĩa tư bản nguyên thủy. Trong lòng của chủ nghĩa tư bản hiện đại đang có những điều kiện, tiền đề cho triển vọng của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể. Đó là chủ nghĩa xã hội giáo điều, cứng nhắc, ít đổi mới.
Sự tồn tại chủ nghĩa xã hội cả với tư cách là một lý tưởng, cả với tư cách là một phong trào hiện thực, cả với tư cách là một chế độ chính trị ở Cu Ba, Lào, Trung Quốc, Việt Nam vẫn chứng tỏ lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội là phù hợp xu thế khách quan của lịch sử.
2. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân ta xây dựng trong giai đoạn hiện nay
2.1. Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, tổng kết hơn 25 năm đổi mới, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã đưa ra một quan niệm mới về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nhân dân các nước trên thế giới”[3].
Tám đặc trưng trên đây đã phản ánh một cách toàn diện, bao quát những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta xây dựng. Trong đó, đặc trưng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là đặc trưng vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đây là mô hình tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
2.2. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đã đưa ra 08 phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội:
“Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời
sống Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”[4].
Trong tám phương hướng trên thì hai phương hướng đầu là nhằm xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Phương hướng ba, bốn, năm là nhằm xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Phương hướng sáu là xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phương hướng bảy, tám là xây dựng Đảng và Nhà nước như là những chủ thể lãnh đạo, quản lý sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các phương hướng này quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và cùng nhau góp phần thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam này đã thể hiện việc vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Ðảng ta vào điều kiện đổi mới.
2.3. Về các mối quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đồng thời với thực hiện 08 phương hướng mà Cương lĩnh 2011 đề ra, Đại hội XI của Đảng yêu cầu giải quyết tốt 08 quan hệ lớn: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ…”[5].
Tổng kết 05 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII đề ra nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn. Đồng thời, Đại hội XII đã hoàn thiện quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa “thành quan hệ “giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” và nêu ra thêm quan hệ thứ chín là quan hệ giữa “Nhà nước và thị trường”. Cụ thể là chín quan hệ sau: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”[6].
Những thành tựu mà chúng ta đạt được từ việc nhận thức và giải quyết chín mối quan hệ trên không phải biệt lập, mà luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Kết quả giải quyết của mối quan hệ này cũng chính là cơ sở, nền tảng, tiền đề cho việc giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ khác. Ngược lại, giải quyết tốt các mối quan hệ khác sẽ góp phần giải quyết tốt quan hệ này. Tính tổng thể trong việc giải quyết các mối quan hệ đó đã tạo dựng toàn bộ diện mạo những vấn đề lớn cơ bản cần giải quyết trong suốt quá trình đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy, chín mối quan hệ lớn mà Đảng nêu ra được nhận thức và giải quyết trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa những đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.1. Đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng khát vọng của Nhân dân và yêu cầu giải phóng dân tộc của Việt Nam
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi ra đời cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, Nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là đáp ứng khát vọng của Nhân dân và yêu cầu giải phóng dân tộc. Trong Cương lĩnh đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03-02-1930) Đảng ta đã chủ trương: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[1].
Thực tiễn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cho thấy, phong trào Cần Vương - đại diện cho giai cấp phong kiến; phong trào Đông Du - đại diện cho nho sỹ, trí thức; phong trào của Đội Cấn - đại diện cho binh sỹ; phong trào của Hoàng Hoa Thám - đại diện cho nông dân Việt Nam; phong trào của Nguyễn Thái Học - đại diện cho tầng lớp doanh nhân, tư sản dân tộc đều thất bại. Chỉ đến Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin mới lãnh đạo Nhân dân giải phóng được dân tộc khỏi ách nô dịch, áp bức ngoại xâm đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó chứng tỏ chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc.
1.2. Đi lên chủ nghĩa xã hội - sự lựa chọn phù hợp với quy luật và xu thế khách quan của lịch sử
Thời đại ngày nay đang có nhiều biến động sâu sắc, song vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của Nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[2]. Do vậy, sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử và phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử.
Lịch sử đã cho chúng ta thấy, chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng tồn tại đến giữa thế kỷ XIX ở châu Mỹ La tinh nhưng rồi cũng bị thay thế. Chế độ phong kiến cũng tồn tại hơn nghìn năm nhưng rồi cũng bị thay thế bởi chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hơn 300 năm thì chưa phải là nhiều so với lịch sử của nhân loại. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có những thay đổi so với chính chủ nghĩa tư bản nguyên thủy. Trong lòng của chủ nghĩa tư bản hiện đại đang có những điều kiện, tiền đề cho triển vọng của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể. Đó là chủ nghĩa xã hội giáo điều, cứng nhắc, ít đổi mới.
Sự tồn tại chủ nghĩa xã hội cả với tư cách là một lý tưởng, cả với tư cách là một phong trào hiện thực, cả với tư cách là một chế độ chính trị ở Cu Ba, Lào, Trung Quốc, Việt Nam vẫn chứng tỏ lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội là phù hợp xu thế khách quan của lịch sử.
2. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân ta xây dựng trong giai đoạn hiện nay
2.1. Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, tổng kết hơn 25 năm đổi mới, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã đưa ra một quan niệm mới về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nhân dân các nước trên thế giới”[3].
Tám đặc trưng trên đây đã phản ánh một cách toàn diện, bao quát những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta xây dựng. Trong đó, đặc trưng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là đặc trưng vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đây là mô hình tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
2.2. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đã đưa ra 08 phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội:
“Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời
sống Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”[4].
Trong tám phương hướng trên thì hai phương hướng đầu là nhằm xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Phương hướng ba, bốn, năm là nhằm xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Phương hướng sáu là xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phương hướng bảy, tám là xây dựng Đảng và Nhà nước như là những chủ thể lãnh đạo, quản lý sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các phương hướng này quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và cùng nhau góp phần thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam này đã thể hiện việc vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Ðảng ta vào điều kiện đổi mới.
2.3. Về các mối quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đồng thời với thực hiện 08 phương hướng mà Cương lĩnh 2011 đề ra, Đại hội XI của Đảng yêu cầu giải quyết tốt 08 quan hệ lớn: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ…”[5].
Tổng kết 05 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII đề ra nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn. Đồng thời, Đại hội XII đã hoàn thiện quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa “thành quan hệ “giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” và nêu ra thêm quan hệ thứ chín là quan hệ giữa “Nhà nước và thị trường”. Cụ thể là chín quan hệ sau: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”[6].
Những thành tựu mà chúng ta đạt được từ việc nhận thức và giải quyết chín mối quan hệ trên không phải biệt lập, mà luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Kết quả giải quyết của mối quan hệ này cũng chính là cơ sở, nền tảng, tiền đề cho việc giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ khác. Ngược lại, giải quyết tốt các mối quan hệ khác sẽ góp phần giải quyết tốt quan hệ này. Tính tổng thể trong việc giải quyết các mối quan hệ đó đã tạo dựng toàn bộ diện mạo những vấn đề lớn cơ bản cần giải quyết trong suốt quá trình đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy, chín mối quan hệ lớn mà Đảng nêu ra được nhận thức và giải quyết trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa những đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.