Những câu chuyện làm giàu của thanh niên DTTS

Thứ tư - 16/04/2014 22:32 5.117 0
Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo đã trở thành những tấm gương sáng trong làm kinh tế giỏi. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhận và hoàn thành tốt vai trò của một cán bộ đoàn tại thôn, ấp. Tiêu biểu đó là đoàn viên thanh niên Điểu Hùng ở thôn 2 xã Đoàn Kết (Bù Đăng) và Nông Văn Xuân ở ấp Trảng Tranh, xã Tân Lợi (Đồng Phú).
Tự lập lúc “sức dài vai rộng”

Đến thăm gia đình anh Điểu Hùng ở thôn 2, xã Đoàn kết (Bù Đăng)  trong những ngày cao điểm thu hoạch vụ điều 2014. Vợ chồng anh Điểu Hùng như những con ong chăm chỉ làm việc quần quật cả trưa. “Mình không có học vấn thì phải làm giàu bằng đôi bàn tay”, Anh Hùng nói.
Lập gia đình đầu năm 2004, kinh tế gia đình khó khăn, vợ chồng anh Điểu Hùng phải làm đủ việc để kiếm sống. Từ nghề buôn mít, chuối đến buôn heo, bò nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá hơn. Anh Điểu Hùng nói: “Khi còn ở chung với ba mẹ, kinh tế không tự chủ, quen sống phụ thuộc nên nghĩ mình không có ăn thì có ba mẹ lo cho. Khi vợ mang bầu và sinh đứa con đầu lòng, hai vợ chồng suy nghĩ về cuộc sống tự lập để tự lo tương lai sau này. Cũng chính điều này, Điểu Hùng và vợ xin gia đình ra ở riêng để tu chí làm ăn”.
Vừa chăm sóc vườn điều 1,7ha mà ba mẹ cho khi ra ở riêng, anh Hùng còn vay mượn bạn bè 10 triệu đồng để làm vốn thu mua điều tươi. Làm được bao nhiêu anh chị tích cóp và mua thêm đất rẫy. Hiện gia đình anh có gần 7ha điều và cao su, trong đó có gần 4ha đất trồng cao su 1 năm tuổi. Trung bình gia đình anh Hùng thu về trên 300 triệu đồng mỗi năm từ vườn và buôn bán.
Có kinh tế, Anh Hùng còn đứng ra giúp đồng vốn để thanh niên nghèo trong thôn phát triển kinh tế. Anh Hùng cho biết: “Trước đây mình khó khăn, bạn bè giúp đỡ, giờ mình giúp lại người khác. Hiện, tôi đang cho các hộ nghèo và thanh niên vay gần 200 triệu để phát triển kinh tế”.
 

Từ nghề thu mua nông sản và chăm sóc vườn cây mỗi năm cho gia đình, anh Điểu Hùng thu nhập trên 300 triệu đồng

Không những làm kinh tế giỏi, anh Hùng còn làm tốt công tác xã hội. Hiện anh đang đảm nhận vai trò là công an viên của xã Đoàn Kết và bí thư chi đoàn thôn 2. Anh Hùng chia sẻ: “Nhiều hôm bận việc nhà nhưng ở xã, thôn có việc anh đều có mặt để giải quyết. Chỉ cần biết cách sắp xếp thời gian thì dù đảm nhận nhiều vai trò mình đều có thể làm tốt. Muốn phát triển kinh tế bản thân phải tự trang bị kiến thức cộng với sự cần cù sáng tạo trong lao động sẽ đạt được thành quả cao. Trong hoạt động đoàn, hội phải có hình thức sinh động, đa dạng mới lôi cuốn được thanh niên”.
Với thành tích đạt được, Anh Điểu Hùng được công nhận là Thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi năm 2013
 
Không đại học vẫn giàu

Dù mới 24 tuổi, nhưng Nông Văn Xuân, người dân tộc Nùng, ở ấp Trảng Tranh, xã Tân Lợi (Đồng Phú) đã giúp gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm nhờ nghề làm vườn.  Xuân kể, ngày Xuân còn đi học, vườn tược đều một tay ba mẹ và anh trai chăm sóc. Khi anh trai lập gia đình và ra ở riêng, lúc đó ba mẹ cũng lớn tuổi không còn đủ sức để chăm sóc tốt vườn điều, cao su. Vì thế, khi tốt nghiệp THPT, Xuân từ bỏ giấc mơ đại học và quyết định gắn bó với vườn cây của gia đình và phụ giúp ba mẹ nuôi em gái ăn học. Hiện em gái của Xuân học đại học năm thứ nhất.
Để vườn điều đạt năng xuất, cao su cho sản lượng mủ cao, Xuân đã đăng ký tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây do xã đoàn phối hợp với huyện đoàn tổ chức. Có kiến thức, cộng với siêng năng, cần cù trong công việc, vườn cây của gia đình Xuân luôn cho năng xuất cao. Trung bình một năm, trừ chi phí thu về cho gia đình trên 200 triệu đồng.
 

Nông Văn Xuân cần cù trong lao động, giúp gia đình có nguồn thu trên 200 triệu mỗi năm

Ngoài diện tích trồng cao su, điều, Xuân trồng thêm 0,3ha mít thái. Hiện vườn mít đã cho trái bói đầu mùa và dự kiến năm sau sẽ cho thu rộ. Ước mỗi năm cho thu nhập gần chục triệu đồng.
Là lao động chính trong gia đình, song Xuân luôn chủ động tham gia tích cực các hoạt động phong trào do đoàn cấp trên phát động. Năm 2012 Xuân được bầu làm bí thư chi đoàn ấp Trảng Tranh, xã Tân Lợi (Đồng Phú). Chị Sầm Thị Lanh, bí thư đoàn xã Tân Lợi cho biết: “Không những làm kinh tế giỏi, Xuân còn là đoàn viên ưu tú, một bí thư chi đoàn ấp năng nổ. Ngoài phát triển kinh tế, Xuân thường tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động giúp thanh niên trong ấp phát triển kinh tế; xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với địa bàn thôn ấp…”.
 

Tác giả bài viết: Thùy Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

XÂY DUNG HINH MAU THANH NIEN
Khảo sát người dùng

Website này theo bạn đã tốt hay chưa?

Thanh niên Việt Nam tiến bước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xứng danh Đoàn thanh niên Bình Phước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xem thêm tại đây 
Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay18,639
  • Tháng hiện tại453,719
  • Tổng lượt truy cập22,538,510
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây